Trúc sơn thị giả

Thuở xưa ở thành Xá Vệ tại ngôi chùa nọ có một thị giả tên Trúc Sơn trước khi xuất gia lúc thiếu thời là một người thợ đóng giầy, tật hay biếng nhác không tu dưỡng học hành gì cả chỉ lo giúp đỡ cho vị sư trưởng. Các vị khác dạy cho học thêm cũng lười biếng. Một hôm Sư Trưởng và các vị tăng tại chùa đi trai tăng cầu an tại một làng xa. Cùng ngày ấy sa giá của vua cùng một số quần thần văn quan thừa tướng đi kinh lý qua chùa, nhân dịp ấy vua vào viếng chùa luôn thể, vốn dĩ đức vua cũng là môn đệ của nhà Phật nên rất thông hiểu giáo lý của PHẬT PHÁP, vì không có ai nên thị giả của sư trưởng phải tiếp phái đoàn vua quan, sau phần lễ sơ kiến và NAM MÔ PHẬT thị giả kia không nói lời nào cả, thật ra thị giả chẳng biết lời nào để nói, đành phải cúi đầu chào đạt ý. Nhà vua thì trông thị giả cũng không đạt lời mà diễn ý bằng tay như sau:

  Vua đưa tay chỉ trên trời.
 Thị giả lắc đầu và đưa tay chỉ xuống đất.
 Vua đưa tay chỉ trước bụng.
 Thị giả lắc đầu và đưa tay chỉ sau lưng.

Quần thần thừa tướng văn quan cao cấp nhìn thấy sau hai lần diễn ý, vẻ mặt đức vua hiện rõ lên nét thán phục.

  Tiếp tục vua lại đưa lên bốn ngón tay.
 Thị giả lắc đầu và đưa mười ngón tay.
 Vua lại đưa ba ngón tay.
 Thị giả lắc đầu đưa một ngón tay.
 Vua sụt xuống còn lại hai ngón.
 Thị giả cũng lắc đầu và đưa một ngón tay.

Lúc đó vẻ mặt vua tỏ vẻ kính phục và nể trọng vị thị giả quá mức liền quỳ gối xuống lạy ba lạy làm cho tất cả quần thần đi theo từ tể tướng trở xuống ai cũng qùy sụp lạy theo cả.

Lạy xong, vua chưa đứng lên, sẵn còn quỳ vua đưa ngón tay vẽ những vòng tròn nho nhỏ dưới đất trước mặt, rồi ngước lên nhìn thị giả lộ ý để hỏi? Thị giả liền ngồi xuống đưa tay vẽ những vòng tròn nho nhỏ rồi bắt đầu những vòng tròn lớn hơn, lớn hơn nữa.

Vua thấy vậy càng kính trọng hơn liền phục lạy thêm ba lạy làm tất cả quần thần đều phải lạy hết.

Sau khi ban thưởng và cúng dường Tam Bảo vua quan và đoàn tùy tùng ra về, vị thị giả niệm “Nam Mô Phật” và tiễn đưa phái đoàn.

Trên đường về kinh, quan tể tướng cùng quần thần thắc mắc và hỏi đức vua không biết tại sao vua quỳ xuống lạy và tỏ vẻ mặt rất là kính phục quá mức như vậy? Vua trả lời:

  Vị thị giả kia quả là đạo hạnh cao thâm, ta cùng với Ngài nói chuyện với nhau bằng tâm ý chứ không phải bằng lời nói, các ngươi không biết Tha Tâm Thông (tức là thần thông về sự hiểu tâm ý kẻ khác) vua mới giải thích như sau:

  Ta chỉ tay lên trời, ý hỏi rằng ngài biết chuyện trên trời không? Có thông thiên thông?

  Ngài chỉ tay xuống đất, ý nói là chẳng những thông thiên, mà còn triệt địa nữa.

  Ta đưa tay trước bụng hỏi rằng Ngài biết chuyện tương lai không? Ngài chỉ sau lưng ý muốn nói rằng chẳng những biết chuyện tương lai mà còn biết luôn việc quá khứ nữa, lúc ấy ta hiểu và phục ngài và ta tiếp tục đưa bốn ngón tay ra, ý hỏi ngài biết bốn phương trời không? Ngài trả lời ta mười ngón, ý ngài nói chẳng những biết bốn phương trời mà còn biết luôn mười phương trời nữa. Ta đưa hai ngón tay rồi ba ngón tay, ý ta hỏi ở đây có đủ Phật Pháp Tăng hay chỉ có Pháp và Tăng. Ngài đưa một ngón tay nhất định là một ngón tay, ý là dù Phật Pháp hay Pháp và Tăng ba ngôi TAM BẢO đáng kính ấy, cũng chỉ là một thể duy nhất mà thôi, lúc ấy ta kính phục ngài quá mức và quỳ xuống lạy như các người đã thấy, và ta đưa tay vẽ vẽ vòng tròn nhỏ, ý của ta muốn hỏi ngài Đạo Pháp ngài truyền ba vòng ở khu vực nhỏ này, vùng này phải không? Ngài lắc đầu và vẽ vòng tròn lớn hơn, lớn hơn, ý nghĩa ngài muốn nói chẳng những trong khu vực nhỏ này mà đạo pháp của ngài truyền bá rất lớn khắp nhân loại nhờ có thần thông và đạo hạnh của Ngài. Như các ngươi đã biết vị thị giả ấy đúng là đạo pháp cao thâm đến mức không lường được.

Về vị thị giả kia, các Hòa Thượng lẫn các chú Sa di trai tăng về biết chuyện và hỏi thị giả:

  Vị thị giả chậm rãi trả lời: Kính bạch Sư Trưởng, Đức vua chỉ lên, ý hỏi con lúc trước xuất gia có phải con làm thợ nón không? Con mới chỉ tay xuống đất và lắc đầu trả lời rằng không phải, trước đây làm thợ giày. Đức vua chỉ trước bụng ý vua hỏi con làm giày bằng da bụng phải không? Con lắc đầu và chỉ sau lưng, ý trả lời vua rằng không phải, làm giày bằng da lưng. Rồi vua lại đưa bốn ngón tay, ý ngài hỏi bốn đồng một đôi giày phải không? Con lắc đầu và đưa mười ngón tay ý nói là không phải, một đôi giày tới mười đồng.

  Đức vua đưa ba ngón tay rồi hai ngón, ý vua muốn hỏi con một ngày làm ba đôi phải không? Hay là hai đôi? Con lắc đầu đưa một ngón tay trả lời: trước sau gì cũng một ngón tay thôi, ý con muốn nói, không phải, mỗi ngày chỉ làm được một đôi giày thôi! Nhất định là một đôi, chứ không thể hơn được. Vì tánh con sư trưởng và tăng chúng cũng biết là rất làm biếng, lúc ấy con cũng không biết tại sao vua lại vẽ vòng vòng nhỏ dưới đất, ý vua muốn hỏi thêm giày của con làm tốt không?

Có lẽ đi không được xa chỉ quanh quẩn trong vùng này thôi phải không? Con lắc đầu và vẽ vòng vòng lớn, lớn hơn ý con muốn trả lời vua là không phải, giày con làm đi đâu cũng được đi trong vùng này mà còn đi xa, đi xa hơn nữa, đi khắp thế giới luôn. Thấy con ứng đối rõ ràng bằng dấu, vua ưng bụng và nể phục mới quỳ xuống lạy và cúng dường. Vị thị giả hỏi tiếp sư trưởng: Bạch sư trưởng, con trả lời như vậy có gì phi thường đâu đến nỗi vua quan phải kính trọng như thế? Sư trưởng trả lời: may phước con và chùa chúng ta đấy. Nếu trong dịp khác danh tiếng chư tăng sẽ còn gì. Bây giờ trở đi con phải cố gắng học hỏi giáo lý nhà Phật nhiều hơn nữa.